4 phong cách làm cha mẹ ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của trẻ?

17:00 - 15/05/2018

  4 Phong cách làm cha mẹ nêu trên có ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển của trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Cha mẹ Dân chủ có ảnh hưởng tốt nhất, mang lại hạnh phúc và sự phát triển toàn diện cho trẻ. Tuy nhiên, những cha mẹ mang phong cách khác, mong muốn trở thành cha mẹ tốt chỉ cần duy trì mối qu

 

Phong cách cha mẹ nuôi dạy con có ảnh hưởng đến mọi mặt, từ thể chất đến tinh thần của trẻ. Chúng tác động đến sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của trẻ, ảnh hưởng đến tính cách và thành công của trẻ sau này.

Hãy xem Phong cách làm cha mẹ của bạn là gì?

Các nghiên cứu đã phân ra có 4 phong cách cha mẹ như sau:

  • Cha mẹ Dân chủ
  • Cha mẹ Độc đoán
  • Cha mẹ Nuông chiều - Dễ dãi
  • Cha mẹ Thờ ơ – Không quan tâm

Mỗi phương pháp nuôi dạy sẽ có các tác động khác nhau tới trẻ, và có thể phân biệt được bằng sự phát triển tính cách khác nhau ở trẻ.

1. Cha mẹ dân chủ

Cha mẹ dân chủ thường:

  • Luôn nỗ lực để tạo và duy trì mối quan hệ tích cực với trẻ.
  • Luôn giải thích lý do của các nguyên tắc mà cha mẹ yêu cầu trẻ cần thực hiện.
  • Yêu cầu trẻ thực hiện yêu cầu, nguyên tắc và đưa ra kết quả và nhận xét.
  • Luôn quan tâm đến tâm trạng, cảm xúc của trẻ.

Cha mẹ dân chủ luôn:

  • Xây dựng các nguyên tắc và cách giải quyết.
  • Luôn lắng nghe ý kiến của trẻ, ghi nhận suy nghĩ của trẻ.
  • Giành thời gian phân tích và ngăn chặn các vấn đề trước khi nó xảy ra.
  • Khuyến khích việc làm tốt, thành tích làm tốt bằng những lời khen hoặc phần thưởng.

Trẻ em lớn lên với phương pháp dân chủ thường có xu hướng:

  • Luôn hạnh phúc và dễ thành công trong cuộc sống cũng như công việc.
  • Trẻ cũng có khả năng tốt hơn trong việc đưa ra quyết định, đánh giá rủi ro, và nhận diện sự an toàn.
  • Trở thành những người có trách nhiệm vì luôn cảm thấy tự tin, thoải mái khi bày tỏ ý kiến, quan niệm của khi trưởng thành.

2. Cha mẹ độc đoán

Cha mẹ độc đoán thường:

  • Yêu cầu trẻ vâng lời hoặc tuân thủ mà không cần có ý kiến gì cả.
  • Khi đã là nguyên tắc, cha mẹ cho rằng đó là nguyên tắc của mình và trẻ nhất định phải theo, không có sự lựa chọn nào khác.
  • Không cần quan tâm đến cảm xúc của trẻ.

Cha mẹ độc đoán cho rằng:

  • Trẻ phải tuân theo các nguyên tắc mà không có ngoại lệ.
  • Câu trả lời khi trẻ hỏi về lý do của một mệnh lệnh hoặc quy định nào đó là: “vì bố/mẹ bảo thế”, không quan tâm việc trao đổi, giải thích mà chỉ hướng đến sự tuân thủ của trẻ.
  • Không cho phép trẻ tìm cách giải quyết những khó khăn hay trở ngại. Thay vào đó, họ đề ra các nguyên tắc và ép buộc trẻ tuân thủ mà rất hiếm khi cho trẻ lên tiếng về quan điểm của chúng. 
  • Sử dụng hình phạt thay vì kỷ luật. Vì vậy, thay vì dạy trẻ nhận thức tốt hơn thì họ lại chỉ khiến cho trẻ cảm thấy hối hận cho những sai lầm của mình.

Trẻ em được nuôi dạy theo phương pháp độc đoán thường:

  • Có xu hướng luôn tuân theo các nguyên tắc.
  • Thiếu tự tin và không dám đưa ra ý kiến vì cho rằng ý kiến của chúng không có giá trị. 
  • Trở nên đối phó hoặc hay cáu giận.
  • Vì các cha mẹ nuôi dạy con theo phương pháp độc tài thường rất hà khắc, nên trẻ lớn lên dễ trở thành một kẻ nói dối chuyên nghiệp để cố gắng tránh bị trừng phạt.

3. Cha mẹ Nuông chiều - Dễ dãi

Cha mẹ Nuông chiều – Dễ dãi thường:

  • Đưa ra các nguyên tắc nhưng hiếm khi ép trẻ tuân thủ.
  • Không thường xuyên đưa ra nhận xét về kết quả, hay phân tích hậu quả.
  • Luôn nghĩ rằng trẻ sẽ học tốt nếu cha mẹ quan tâm một chút.

Cha mẹ Nuông chiều – Dễ dãi luôn:

  • Khoan dung và bỏ qua, chỉ vào cuộc khi xảy ra những vấn đề nghiêm trọng.
  • Tha thứ và chấp nhận quan điểm “ Con vẫn là trẻ con”.
  • Không áp dụng các biện pháp phạt triệt để. Sẵn sàng tha thứ nếu trẻ cầu xin hoặc họ cho trẻ được nghỉ phạt sớm hơn nếu trẻ hứa sẽ ngoan.
  • Thường đóng vai trò là một người bạn hơn là vai trò của cha mẹ. Họ thường khuyến khích trẻ nói về những vấn đề chúng gặp phải, nhưng họ không nỗ lực ngăn chặn các hành vi xấu.

Trẻ lớn lên với phương pháp giáo dụng Nuông chiều – Dễ dãi thường:

  • Không có ý thức cao trong việc chấp hành các qui định, nội quy.
  • Ít tự tin và hay buồn chán.
  • Có nguy cơ về vấn đề sức khoẻ, như bị béo phì hoặc suy dinh dưỡng bởi vì cha mẹ thường không hạn chế trẻ ăn vặt hoặc việc ăn không đủ chất.

4. Cha mẹ Thờ ơ – Không quan tâm

Cha mẹ Thờ ơ – Không quan tâm thường:

  • Không hỏi trẻ việc học ở trường như thế nào và bài tập về nhà ra sao?
  • Hiếm khi biết trẻ đang ở đâu và đi với ai.
  • Không giành nhiều thời gian cho trẻ.

Cha mẹ Thờ ơ – Không quan tâm luôn:

  • Rất ít biết về trẻ đang làm gì và như thế nào.
  • Đưa ra một vài quy định nhưng trẻ không mấy khi có được hướng dẫn, chăm sóc và quan tâm của cha mẹ.
  • Phó mặc để trẻ tự lớn, không giành nhiều thời gian và nhiệt huyết để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của trẻ.

Cha mẹ Thờ ơ – Không quan tâm thường không chăm chút cho trẻ nhưng đôi khi vì một người cha, hoặc mẹ có vấn đề về sức khoẻ tinh thần hoặc bị lạm dụng, họ sẽ không có khả năng chăm sóc thể chất hoặc tinh thần thiết yếu cho con trẻ thường xuyên.

Hoặc , họ thường thiếu kiến thức về sự phát triển của trẻ. Và đôi khi, chỉ đơn giản là họ giành thời gian để giải quyết các vấn đề khác của cuộc sống như công việc, buôn bán kiếm sống hoặc bận rộn với các công gia đình.

Trẻ lớn lên với phương pháp giáo dụng Thờ ơ – Không quan tâm thường:

  • Rụt rè, nhút nhát, tự ti và thiếu tự tin.
  • Ít tham gia hoạt động ở trường, ở lớp
  • Thường bộc lộ những vấn đề về hành vi ứng xử như dễ nổi nóng, hung hăng và có chỉ số hạnh phúc thấp.

Thay cho lời kết

4 Phong cách làm cha mẹ nêu trên có ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển của trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Cha mẹ Dân chủ có ảnh hưởng tốt nhất, mang lại hạnh phúc và sự phát triển toàn diện cho trẻ. Tuy nhiên, những cha mẹ mang phong cách khác, mong muốn trở thành cha mẹ tốt chỉ cần duy trì mối quan hệ tích cực và giữ được sự nghiêm khắc cần thiết với trẻ. Làm được như vậy, bạn cũng đã trở thành Cha mẹ có phong cách Dân chủ.

Nguồn: Internet - dịch và chỉnh sửa: Hà -TTT

Bài viết liên quan

Vai trò của cha mẹ trong việc xây dựng chiến lược học tập cùng con
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TRỪNG PHẠT VÀ KỶ LUẬT
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM - THỦ ĐOẠN XÂM HẠI, NGUY CƠ XÂM HẠI VÀ CÁCH BẢO VỆ TRẺ
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM – NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN BIẾT!
Nói dối - Tốt hay xấu?