Nhận diện những hạn chế khi bạn can thiệp quá sâu vào vấn đề của trẻ và cách khắc phục
08:42 - 16/05/2018
Đưa trẻ đến tham gia các buổi liên hoan, đến nhà bạn bè ngay khi đó là khoảng cách đi bộ ngắn, gửi các tin nhắn đến cô giáo và bạn bè trẻ để kiểm tra... Nếu đúng vậy, bạn nên cắt giảm những việc làm này để giúp trẻ xây dựng tính độc lập và sự tự tin.
- Tham gia trận chiến của trẻ
Khi cô con gái nhỏ của bạn trở về nhà trong nước mắt sau cuộc cãi lộn với một người bạn. Bạn sẽ làm gì? Nếu bạn trả lời với con rằng "Mẹ sẽ gọi cho mẹ bạn ấy để giải quyết vấn đề này", thì bạn đang giải quyết vấn đề hộ trẻ đấy.
Thay vào đó: Hãy giúp trẻ bằng cách gợi mở để trẻ kể lại toàn bộ cậu chuyện. Dạy trẻ cách kiềm chế cảm xúc, sau đó đưa ra các giải pháp giúp trẻ tự khám phá cách trẻ và cô bạn tự giải quyết vấn đề.
- Làm bài tập hộ trẻ
Bạn làm giúp trẻ một phương trình toán học khó, chép một số đoạn văn vì trẻ có quá nhiều bài tập phải hoàn thành…. Việc làm này có thể giảm căng thẳng nhất thời cho trẻ nhưng làm giảm sự phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ.
Thay vào đó: Hãy gợi ý và hướng dẫn để trẻ tự tìm hiểu và giải quyết. Khen ngợi những nỗ lực của trẻ khi trẻ biết đối mặt với những tình huống khó khăn.
- Là vai trò huấn luyện viên
Nếu bạn hét lên lời khuyên từ khán đài trong khi xem con bạn thi đấu thể thao, hoặc đi đến cánh gà để nói chuyện với trẻ sau sau khi hiệp đấu kết thúc, có thể đã đến lúc bạn phải tự bỏ việc làm này. Thể thao có thể dạy cho trẻ cách giải quyết xung đột, làm việc hướng tới mục tiêu, trở thành người lãnh đạo và đối phó với thất bại. Mọi vấn đề xảy ra trong đội của trẻ chứ không phải của bạn.
Thay vào đó: Nếu trẻ yêu cầu bạn giúp đỡ hoặc bạn hoặc bạn phát hiện ra lỗi của trẻ, hướng dẫn con cách đề đạt với đội trưởng hoặc huấn luyện viên.
- Bảo vệ trẻ trên một dây xích ngắn
Đưa trẻ đến tham gia các buổi liên hoan, đến nhà bạn bè ngay khi đó là khoảng cách đi bộ ngắn, gửi các tin nhắn đến cô giáo và bạn bè trẻ để kiểm tra... Nếu đúng vậy, bạn nên cắt giảm những việc làm này để giúp trẻ xây dựng tính độc lập và sự tự tin.
Thay vào đó: Tạo cơ hội để trẻ độc lập, để con tự chơi, tự tham gia các hoạt động khi có thể với sự giám sát của bạn từ xa.
- Là người giúp việc trong gia đình bạn
Bạn gập chăn màn, dọn dẹp phòng và bàn học, dọn bàn ăn, giặt và là quần áo cho trẻ, … Đã đến lúc bạn phải thay đổi và dạy trẻ bạn tham gia làm việc nhà, dạy trẻ có trách nhiệm nhiệm với cuộc sống của trẻ.
Thay vào đó: Dạy trẻ bắt đầu từ làm các việc nhỏ như dọn cơm, lấy hộp giấy, tưới cây, cho chó ăn…. Hãy nêu rõ những gì bạn mong đợi trẻ làm, và khen ngợi khi công việc được thực hiện.
- Quá bảo vệ trẻ
“Xuống từ đó đi!” “Đừng đi quá nhanh!” “Năm chặt tay mẹ!” …..Bạn có bao bọc trẻ mãi được không? Bạn đang bảo bảo vệ chúng quá nhiều. Khi bạn không để cho trẻ biết những rủi ro có thể xảy ra cho cơ thể hoặc tinh thần của trẻ, bạn không thể giúp trẻ phát triển được.
Thay vào đó: Hãy nhớ mục tiêu là giữ trẻ an toàn khi cần thiết, chứ không phải giữ trẻ an toàn nhất có thể. Hãy để trẻ tự trèo lên cây, trẻ có thể ngã hoặc bị toạc đầu gối. Nhưng đó là một kinh nghiệm tốt giúp trẻ nhận biết được những rủi rõ và biết cách phòng tránh.
- Không để trẻ thất bại
Hãy nghĩ về lần cuối bạn phạm sai lầm. Rất có thể, bạn đã học được từ đó nhiều điều. Trẻ cần có những trải nghiệm như vậy. Thử thách và sai lầm dạy trẻ cách giải quyết vấn đề theo cách của trẻ. Nếu bạn luôn che chắn, luôn muốn con mình làm đúng, không muốn trẻ có thất bại, trẻ sẽ khó tìm được cách giải quyết vấn đề hiệu quả trong tương lai.
Thay vào đó: Hãy để trẻ tự giải quyết vấn đề khi có thể. Khi trẻ thất bại, hãy phân tích và khuyến khích trẻ thử tự giải quyết các vấn đề tương tự.
Nguồn WebMD – Dịch và biên tập Ha-VTT