THANH THIẾU NIÊN VÀ HÀNH VI TỰ HẠI

17:26 - 18/12/2021

Hành vi tự hại là hành vi  thanh thiếu niên chủ ý tự gây thương tích để đương đầu với nỗi đau hoặc xúc động mạnh. Đó thường là dấu hiệu của sự đau khổ sâu sắc. Thanh thiếu niên có hành vị tự hại có ý định tự tử cao hơn.

Thế nào là hành vi tự hại?

  • Hành vi tự làm hại là hành vi chủ ý gây thương tích cho bản thân như một cách để đương đầu với sư đau đơn hoặc xúc động mạnh. Đó là một cách để cá nhân cố gắng kiểm soát cảm xúc hoặc đem đến sự nhẹ nhõm.
  • Với một số người, nỗ lực kiểm soát hoặc ngăn chặn cảm xúc thông qua hành vi tự hại thực sự là một cách cố gắng tự chữa lành cho bản thân.Một số khác, hành vi tự tự làm đau cơ thể nhằm giúp có thể 'cảm nhận được điều gì đó' hơn là cảm thấy vô vị hoặc trống rỗng. Số khác tự làm hại bản thân để bày tỏ cảm giác vô vọng, tìm kiếm sự giúp đỡ, gây ảnh hưởng đến hành vi của người khác hoặc để 'đáp trả' người khác.
  • Hành vi tự hại nói chung là một dấu hiệu thể hiện một người đang ở trong  tình trạng vô cùng đau khổ.

Hành vi tự hại xảy ra như thế nào?

Hành vi tự hại diễn ra theo nhiều cách khác nhau, một số được thể hiện rõ ràng và nghiêm trọng hơn một số khác. Các kiểu tự gây hại bao gồm:

  • Cắt, cào cấu, xăm trổ, in dấu hoặc rạch lằn trên cơ thể
  • Cạy da để vết thương không lành
  • Nhổ tóc
  • Đốt cháy hoặc làm bản thân bị bỏng
  • Cắn, bầm dập hoặc đánh bản thân
  • Đấm đồ đạc hoặc tự quăng bản thân vào tường hay vật cứng.

Hành vi tự hại số hoặc tự bắt nạt trên mạng là khi thanh thiếu niên tạo ra danh tính trực tuyến thay thế cho mình trên các trang mạng xã hội và đăng những bình luận tàn nhẫn về bản thân. Các danh tính thay thế cũng có thể nhận được những bình luận tàn nhẫn từ những người khác.

Một số thanh thiếu niên đối phó với cảm xúc tiêu cực theo những cách ít rõ ràng hơn nhưng vẫn vô cùng nghiêm trọng, gồm  uống rượu say , dùng nhiều ma túy, quan hệ tình dục không an toàn hoặc nhịn ăn.

Dấu hiệu hành vi tự hại là gì?

Thanh thiếu niên đôi khi muốn che giấu hành vi tự gây hại. Các em thường xấu hổ về hành vi của mình và lo lắng rằng người lớn sẽ giận dữ, phản đối hoặc không hiểu tại sao các em lại tự làm hại bản thân.

Nếu cha mẹ lo lắng và cho rằng con mình có thể đang tự làm hại bản thân, thì dưới đây là một số dấu hiệu cần lưu ý.

Các dấu hiệu hành vi
Con bạn có thể:

  • Có những thay đổi trong cách ngủ hoặc ăn uống.
  • Mất hứng thú với các hoạt động yêu thích hoặc ngừng gặp gỡ bạn bè
  • Tránh các hoạt động như bơi lội, các hoạt động có thể nhìn thấy chân, tay hoặc cơ thể của các em hoặc mặc quần áo che cánh tay và chân
  • Trốn học hoặc học tập sa sút
  • Giấu các đồ vật như lưỡi lam, dao trổ, bật lửa và diêm.

Các dấu hiệu cảm xúc
Con bạn có thể:

  • Có những thay đổi lớn trong tâm trạng
  • Hay cáu kỉnh
  • Liên tục xuất hiện những cơn nóng nảy
  • Cảm thấy buồn, trống rỗng hoặc tuyệt vọng
  • Cảm thấy vô giá trị hoặc rất tội lỗi
  • Không còn quan tâm đến ngoại hình

Các dấu hiệu thể chất
Con bạn có thể:

  • Xuất hiện những vết thương không muốn hoặc không thể giải thích
  • Bị kích động
  • Rất chậm chạp hoặc mệt mỏi hoặc có rất ít năng lượng.

Nếu con có hành vi tự gây hại, cha mẹ phải làm gì?

Nếu phát hiện ra con mình có hành vi tự hại, cha mẹ có thể cảm thấy sợ hãi, tội lỗi, sốc, hoảng sợ hoặc thậm chí tức giận.

Cha mẹ có thể thấy khó hiểu vì không biết chuyện gì đang xảy ra và lý do của hành động đó là gì, và con có giữ im lặng trước cha mẹ . Việc giữ bình tĩnh, tôn trọng, không phán xét và  lắng nghe tích cực sẽ giúp cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của con và sẽ nghĩ ra một số cách để hỗ trợ con.

Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần cho con hiểu rằng những xúc động mạnh hoặc cảm xúc tiêu cực là điều bình thường - nhưng sự xuất hiện của chúng thực sự cũng rất khó để chịu đựng. Và khi cha mẹ ở giai đoạn dậy thì, ở độ tuổi thanh thiếu niên như con, mọi thứ thậm chí còn khó khăn hơn.

Nếu thấy con đang có hành vi tự hại, cha mẹ phải làm gì?

Nếu cha mẹ thấy con đang thực hiện hành vi tự hại, cách tốt nhất cha mẹ  chuyển thông điệp bằng lời nói một cách bình tĩnh, trực tiếp và không phán xét . Cha mẹ có thể nói câu gì đó như, 'Bố/Mẹ có thể thấy rằng con đang đang rất buồn,. Bố/Mẹ đã không nhận ra rằng con đã phải chịu đựng quá nhiều. Con có thể chia sẻ với bố/mẹ về điều con đang phải chịu đựng. Bô/mẹ sẽ không bao giờ giận và mắng con về việc này '.

Cha mẹ cần nên tránh những phản ứng bằng sự tức giận hoặc đe dọa như nói rằng việc con đang làm chỉ để gây chú ý và điều đó cũng sẽ không giúp ích được gì. Cha mẹ cần hiểu rằng, hầu hết những hành vi tự gây hại đều không phải là để thu hút sự chú ý.

Nhìn chung, cha mẹ thường 'né tránh' hoặc không phản ứng khi nhìn thấy hành vi tự gây hại của con. Đối với trường hợp hợp như vậy, cha mẹ hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng gọi tên con, hỏi xem con có biết hiện con đang ở đâu và cha mẹ có thể giúp gì cho con.

Thực hiện sơ cứu vết cắt hoặc vết thương một cách bình tĩnh và không ồn ào. Chăm sóc ý tế cẩn thận nếu nhận thấy thương nghiêm trọng. Điều này có thể giúp con nhận rằng cơ thể của chúng rất quan trọng và đáng được chăm sóc. Cha mẹ có thể nói điều gì đó như, 'Bố/ Mẹ muốn giúp con chữa lành những vết cắt' hoặc 'Hãy sử dụng thuốc sát trùng để giúp những vết cắt đó nhanh chóng lành lại' khi giúp con.

Hỏi về hành vi tự hại của con, cha mẹ làm thế nào?

Để tìm hiểu về hành vi tự gây thương tích của con, cha mẹ có thể hỏi con một số câu hỏi nhưng cần lưu ý rằng con có thể cảm thấy xấu hổ về điều này.Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý là phải bình tĩnh, không phán xét và im lặng lắng nghe mà không ngắt lời.

Ví dụ có thể bắt đầu bằng những câu:

  • 'Bố/ Mẹ nhìn thấy những vết sẹo trên cổ tay con. Bộ/Mẹ hy vọng chúng không còn làm con đau nữa. Con có thể kể cho bố/ mẹ nghe về những lần con tự làm tổn thương mình không? '
  • 'Bố/ Mẹ thấy con đang rất buồn, thậm chí sợ hãi. Bố/ Mẹ cũng cảm thấy sợ. Chúng mình có thể cùng nhàu giải quyết vấn đề này được không?’'
  • 'Việc con tự làm tổn thường mình cho thấy con đang rất đau khổ. con có thể không thích việc bô/ mẹ đã phát hiện ra điều này. Bố/ mẹ sẽ không hỏi con nhiều, nhưng thật sự bố/ mẹ rất muốn giúp con. Con sẵn sàng mở lòng mình chứ. '

Tìm kiếm sự trợ giúp cho con như thế nào?

Thanh thiếu niên có thể tự mình dừng hành vi tự gây tổn thương, nhưng sự hỗ trợ từ chuyên gia như bác sĩ tâm thần , chuyên gia tư vấn hoặc chuyên gia tâm lý là rất quan trọng.

Các chuyên gia có thể đưa ra các can thiệp trị liệu khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của con. Các can thiệp trị liệu có thể bao gồm cácc trị liệu tâm lý, tư vấn và các can thiệp dành cho cha mẹ hoặc gia đình.

Trị liệu tâm lý có thể giúp thanh thiếu niên hiểu lý do các em có hành vi tự hai, điều gì làm các em muốn tự làm tổn thương mình và cách ngăn chặn. Can thiệp có thể bao gồm việc giúp thanh thiếu niên hiểu và quản lý những cảm xúc tiêu cực và  học những cách quản lý cảm xúc và suy tiêu cực hiệu quả hơn

Việc cha mẹ tự chăm sóc bản thân có ý nghĩa gì?

Cha mẹ cần phải chăm sóc bản thân mình, đặc biệt là sức khỏe thể chất và tinh thần vì điều này có thể giúp cha mẹ giữ được bình tĩnh và kiên định trước những khó khăn trước mắt. Việc này cũng rất tốt cho con vì đó là ví dụ về cách tốt nhất để nâng đỡ bản thân khi bế tắc và đau khổ.

  • Yêu cầu sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè hoặc các thành viên trong mạng lưới kêt nối của cha mẹ. Che mẹ có thể yêu cầu gọi điện hoặc gửi tin nhắn cho cha mẹ, hoặc chăm sóc những đứa trẻ khác khi cha mẹ cần dành thời gian cho bản thân.
  • Dành thời gian mỗi ngày để đọc sách, xem TV hoặc viết  nhật ký về những suy nghĩ và cảm xúc. Hãy bắt đầu bằng việc dành năm phút vào cuối mỗi ngày.
  • Dành thời gian cho một số hoạt động thể chất - đi bộ, tập yoga hoặc bơi lội, dù là ít nhưng có thể cung cấp cho cha mẹ nhiều năng lượng hơn để hỗ trợ con.
  • Nếu cha mẹ thấy đau khổ hoặc muốn nói về  ảnh hưởng hành vi của con đối với cha mẹ nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý.

 

Hãy liên lạc với VIETKING để được tư vấn và hỗ trợ theo số điện thoại/zalo: 0963002968, email: tamlyhocduong@vietking.vn hoặc đăng ký trực tiếp theo đường link: https://forms.gle/ptyx5PVdMbkLUMy19.

 

Biên dịch: Vũ Hà

Nguồn tham khảo: raisingchildren.net.au

Bài viết liên quan

COVID-19: Khởi động để sẵn sàng quay trở lại trường
TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN: “SỐNG CHỦ ĐỘNG – BẢO VỆ CON TRẺ TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ”
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN
SỨC KHỎE TÂM THẦN - NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO Ở TRẺ EM
HIỆU QUẢ CỦA VẮC-XIN Pfizer / BioNTech GIẢM SAU 6 THÁNG