Nói dối - Tốt hay xấu?
18:18 - 29/08/2018
Khi nhắc đến "nói dối", chúng ta thường liên tưởng đến thói xấu "lừa dối, không trung thực". Thực ra nói dối là một khâu trong chức năng nhận thức, có mối liên hệ nhất định đến trình độ tiến hóa của lớp vỏ não và phát dục của não bộ.
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta luôn nghe thấy những câu nói dối, có nghiên cứu cho thấy bình quân mỗi người nói dối từ 1-2 lần trong ngày. Ai tuyệt đối không biết nói dối, mọi người sẽ cảm thấy... khó sống với người ấy. Thực tế, đôi khi nói dối còn là cách tốt nhất để bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ bản thân và người khác khỏi những điều xấu xa. Một số lời nói dối “ngọt ngào”, được cho là vô hại.
Tuy nhiên, có nên nói dối hay không, và có biết cách nói dối không, lại là hai chuyện khác nhau. Điều cần thiết là chúng ta nên biết trường hợp nào không được nói dối, trường hợp nào nói dối cũng chẳng có hại gì.
1. Nói dối để tránh bị phạt
Ở bất kỳ thời điểm nào đó trong cuộc sống hàng ngày, trẻ có thể phải chịu trách nhiệm về những lỗi hoặc sai lầm mà bản thân gây ra. Để tránh bị trừng phạt, trẻ thường tìm mọi cách nói dối để thoát khỏi bị trừng phạt. Chúng thường cố gắng bao biện và đổ lỗi cho hoàn cảnh thậm chí cho một người hoặc con vật nào đó. Điều này làm mất đi khả năng tự chịu trách nhiệm với bản thân và công việc mình làm khi trẻ trưởng thành.
2. Nói dối để lấy lòng người khác
Một số trẻ tự tạo ra câu chuyện không có thật với mục đích xây dựng hình ảnh bản thân, lôi kéo các bạn đến với mình. Điều này rất nguy hại vì sẽ làm trẻ tự huyễn hoặc về bản thân, sống ảo, giảm ý chí phấn trong học tập và lý tưởng sống sau này. Ngoài ra, khi sự thật được phơi bày thì trẻ sẽ phải đối mặt với sốc tâm lý vì bị coi thường, xa lánh.
3. Nói dối để nâng tầm bản thân
Do mặc cảm và tự ti về bản thân, ngoài việc nói dối để xây dựng bản thân tốt hơn trong mắt bạn cùng lứa, trẻ đôi khi nói không đúng về một người bạn nào đó để làm cho bạn ấy xấu hơn và vì thế các bạn khác sẽ nghĩ tốt hơn về trẻ. Việc làm này sẽ làm trẻ mất đi rất nhiều mối quan hệ bạn bè tốt và chân thành, cũng như sự tin tưởng của người khác đối với trẻ.
4. Nói dối vì Lo sợ bị “tuột thưởng”
Nhiều trẻ lo sợ hậu quả xảy ra là sẽ mất một phần thưởng là món đồ trẻ thích hoặc là một chuyến du lịch nếu trẻ nói ra sự thật về sai lầm trẻ mắc phải. Do đó, trẻ nói dối để che đậy sự thật. Trẻ có thể nói dối về thành tích học tập hoặc kết quả của công việc trẻ làm vì trẻ muốn tăng thêm giá trị của bản thân.
Tuy nhiên, kiểu nói dối này làm cho người thân của trẻ hụt hẫng hoặc tức giận và làm trẻ ở trong tình cảnh dở khóc dở cười lúc trưởng thành khi sự thật được phơi bày.
5. Lời nói dối ngọt ngào
- Tránh làm tổn thương đến cảm xúc người khác
Sử dụng lời nói dối để tránh làm tổn thương đến cảm xúc của người khác.
- Tránh gây xung đột
Những lời nói dối được sử dụng để xoa dịu những tổn thương và để tránh xảy ra xung đột, tranh cãi.
- Bảo vệ gia đình và bạn bè
Những lời nói dối về các thành viên trong gia đình, bạn thân để bảo vệ họ khi sự thật có thể làm thay đổi cảm xúc hoặc cuộc sống của họ. Cách nói dối này dùng để ngăn điều đó xảy ra.
Lời kết : Vì vậy, “lời nói dối ngọt ngào” không làm tổn hại đến ai là những lời nói dối có thể chấp nhận và được khuyến khích. Những trường hợp nói dối khác là tuyệt đối không nên bởi những lời nói dối dù có tinh vi, cố tình che đậy cũng sẽ được phơi bày theo thời gian, và nó ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, làm tổn thương đến chính bản thân và những mối quan hệ của trẻ.
Bài viết liên quan
Vai trò của cha mẹ trong việc xây dựng chiến lược học tập cùng conSỰ KHÁC BIỆT GIỮA TRỪNG PHẠT VÀ KỶ LUẬT
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM - THỦ ĐOẠN XÂM HẠI, NGUY CƠ XÂM HẠI VÀ CÁCH BẢO VỆ TRẺ
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM – NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN BIẾT!
8 thói quen xấu của cha mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ