THAY ĐỔI CẢM XÚC Ở TUỔI DẬY THÌ
14:54 - 09/11/2018
Tuổi dậy thì là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành của một đứa trẻ, là thời kỳ phát triển đột biến về cơ thể, là yếu tố chi phối mạnh mẽ sự phát triển tâm lý tuổi thiếu niên.
Tuổi dậy thì là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành của một đứa trẻ, là thời kỳ phát triển đột biến về cơ thể, là yếu tố chi phối mạnh mẽ sự phát triển tâm lý tuổi thiếu niên. Đây là giai đoạn bứt phá lần thứ hai sau giai đoạn sơ sinh trong cuộc đời của mỗi cá nhân. Ở tuổi dậy thì, trẻ không chỉ lớn lên về thể xác mà cả lớn lên ở bên trong bao gồm suy nghĩ, cảm xúc và những yếu tố bên trong cơ thể của trẻ.
1. Cảm giác nhạy cảm
Ở tuổi dậy thì, cơ thể của trẻ có những thay đổi nhanh chóng, trẻ cảm thấy không thoải mái về sự phát triển quá nhanh bản thân và trở nên quá nhạy cảm với ngoại hình của mình. Đôi khi, trẻ cảm thấy khó chịu hoặc chán nản. Khi trẻ nhận thức được những thay đổi đó là bình thường của quá trình phát triển, chúng sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
2. Thay đổi mối quan hệ
Trẻ muốn kết thêm bạn mới và muốn gia nhập một nhóm bạn cùng sở thích. Trẻ thấy rằng bạn bè hiểu chúng hơn vì họ cũng đang trong quá trình phát triển và có những điểm tương đồng. Trẻ cũng muốn thoát khỏi mối quan hệ với những người bạn khác mình. Đó là cách trẻ làm cho mình phù hợp với thế giới của mình. Trẻ cũng cố gắng đấu tranh với cha mẹ để trở nên độc lập hơn trong cuộc sống.
3. Cảm giác không chắc chắn
Ở tuổi dậy thì, trẻ không còn là trẻ con nhưng vẫn chưa hoàn toàn thành người lớn. Đây là một giai đoạn chuyển tiếp, trẻ bắt đầu phải nghĩ đến những khía cạnh mới của cuộc sống như nghề nghiệp, cuộc sống, tương lai và hôn nhân. Tất cả những lĩnh vực này đều mới đối với trẻ nên khi nghĩ về những vấn đề này, trẻ cảm thấy không chắc chắn về tương lai. Sự không chắc chắn này trở nên rõ ràng hơn khi những người thân của trẻ đặt kỳ vọng và trách nhiệm quá lớn vào trẻ. Cuối cùng trẻ sẽ phát triển với vai trò mới của mình và trở nên chắc chắn hơn về bản thân, nhưng quá trình này sẽ mất thời gian tùy thuộc vào cách trẻ đáp ứng với tình huống này.
4. Áp lực từ bạn cùng lứa
Bất đầu tuổi dậy thì, giao tiếp của trẻ với bạn bè cũng tăng lên. Trẻ và các bạn cùng lứa có thể bị ảnh hưởng bởi những gì trẻ thấy xung quanh, qua internet, qua phim ảnh và qua các phương tiện truyền thông. Trẻ có thể chọn cho mình cách ăn mặc, các hành vi, cử chỉ hoặc ngôn ngữ từ những gì trẻ thấy. Điều này có thể không thật thoải mái vì trẻ thậm chí phải thay đổi các sở thích để phù hợp với nhóm bạn bè của mình. Nó có thể tạo sự bất đồng giữa trẻ và cha mẹ về những gì mà trẻ lựa chọn và cho là phù hợp với chúng.
5. Xung đột về tư tưởng
Vì trẻ đang trong giai đoạn dậy thì, trẻ có thể bị bế tắc giữa một bên là trẻ con và một bên là người trưởng thành. Ví dụ, trẻ muốn được độc lập hơn nhưng vẫn phải phụ thuộc vào cha mẹ, hoặc liệu trẻ có muốn từ bỏ những gì chúng thích trước đó để phù hợp với các bạn của mình. Kết quả là, trẻ sẽ cảm thấy mâu thuẫn và không biết cách giải quyết.
6. Thay đổi tâm trạng
Thêm vào những mâu thuẫn trong suy nghĩ, trẻ cũng có thể trải qua những thay đổi tâm trạng. Đôi lúc, tâm trạng trẻ chuyển từ trạng thái tự tin, hạnh phúc sang kích động và chán nản trong một khoảng thời gian ngắn. Sự thay đổi này gọi là cảm xúc thất thường. Đó là do sự thay đổi hóoc môn trong cơ thể và những thay đổi khác ở tuổi dậy thì.
7. Ý thức về bản thân
Mỗi đứa trẻ sẽ dậy thì theo một cách khác nhau, nghĩa là mỗi trẻ sẽ lớn lên khác với các bạn khác. Điều này làm cho trẻ tự ý thức về sự lớn lên của bản thân và cơ thể của mình. Sự dậy thì của các bạn gái cũng sẽ rõ rệt hơn so với các bạn trai. Cơ thể của họ thay đổi rõ rệt như ngực phát triển, hông nở ra. Điều này khiến các bạn gái ý thức hơn về diện mạo của mình khi xuất hiện trong nhóm bạn cùng lứa.
8. Có cảm xúc tình dục
Tuổi dậy là giai đoạn mà trẻ phát triển ham muốn tình dục. Trẻ bắt đầu khám phá về cơ thể của mình. Trẻ muốn thu hút tình dục với những bạn khác giới mà trẻ muốn hơn là 'chỉ là bạn bè'. Trẻ cũng có thể cảm thấy kích thích tình dục khi đọc tiểu thuyết lãng mạn hoặc xem một cảnh kích thích, âu yếm tình dục trên phim ảnh. Những cảm xúc này là hoàn toàn bình thường. Trẻ có thể có nhiều câu hỏi về tình dục. Trẻ nên nói chuyện với người lớn như mẹ, bác sĩ hoặc cố vấn tình dục để nhận được trả lời và những tư vấn về tình dục an toàn.
Nguồn: menstrupedia.com
Dịch và chỉnh sửa: HàTTT-VK